DSpace

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1064
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DCGiá trị Ngôn ngữ
dc.date.accessioned2025-03-04T07:54:11Z-
dc.date.available2025-03-04T07:54:11Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttps://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1064-
dc.description.abstractTừ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Nguyên nhân tồn tại của từ đa nghĩa là do số lượng từ vựng của một ngôn ngữ có hạn, trong khi số lượng khái niệm của thế giới thực là vô số. Hơn nữa, một số khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khớp. Như vậy, cấu trúc nội dung của từ đa nghĩa là kết quả của quá trình sử dụng và phát triển nghĩa của từ. Vốn từ đa nghĩa cũng như hệ thống con nghĩa của nó là biểu hiện của sự phát triển vốn từ và của ngôn ngữ văn hóa. Tuy nhiên, chính bởi đặc điểm phát triển nghĩa liên tục qua quá trình sử dụng mà từ đa nghĩa thường gây ra không ít khó khăn đối với người học ngôn ngữ. Điều này là bởi vì ngay cả những từ đã học trước đây cũng có thể được biết theo nghĩa hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng từ đó. Thêm vào đó, cách thức chuyển nghĩa, cách sử dụng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư duy, phương thức phản ánh của mỗi quốc gia. Chính vì vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc hiểu nghĩa và diễn dịch ngôn ngữ cho người học. Điều này yêu cầu người học không chỉ hiểu biết trên bình diện ngôn ngữ mà còn phải có sự hiểu biết về văn hóa giữa hai quốc gia, đồng thời cũng phải có sự đối chiếu mới có thể thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt của từ đa nghĩa trong từng ngôn ngữ. Trên thực tế, số lượng từ đa nghĩa là vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số đó, có thể thấy từ chỉ bộ phận cơ thể là nhóm từ gần gũi và thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, trong các từ chỉ bộ phận cơ thể, ‘mắt’ là bộ phận có nhiều lớp nghĩa. Thêm vào đó, số lượng những bài nghiên cứu đối chiếu từ đa nghĩa ‘눈’ trong tiếng Hàn và từ ‘mắt’ trong tiếng Việt cũng chưa thực sự nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế của người học. Xuất phát từ những hạn chế đó cùng với mong muốn tìm ra mối quan hệ đối chiếu giữa nghĩa từ điển của từ đa nghĩa‘눈’ trong tiếng Hàn và ‘mắt’ trong tiếng Việt, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này để đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong nghiên cứu, dịch thuật, đặc biệt trong dạy và học tiếng Hàn ở Việt Nam.en_US
dc.language.isovien_US
dc.publisherĐại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵngen_US
dc.subjectĐa Nghĩa ‘눈’ Trong Tiếng Hànen_US
dc.subjectTừ ‘Mắt’ Trong Tiếng Việten_US
dc.subjectĐối Chiếu Nét Nghĩa Từ Điểnen_US
dc.titleNghiên Cứu Đối Chiếu Nét Nghĩa Từ Điển Của Từ Đa Nghĩa ‘눈’ Trong Tiếng Hàn Và Từ ‘Mắt’ Trong Tiếng Việten_US
dc.title.alternativeSVNCKH2023-003en_US
dc.typeWorking Paperen_US
Bộ sưu tập: NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
NGON NGU_NGUYEN THI DONG YEN_HO THI THANH TAM_19CNH01.pdf
  Giới hạn truy cập
1.17 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
NGÔN NGỮ - thanh tâm, đông yên.doc
  Giới hạn truy cập
531 kBMicrosoft Wordbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Vì lý do bản quyền, một số tư liệu chỉ có biểu ghi thư mục, hoặc chỉ mang tính chất lưu trữ. Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ