Please use this identifier to cite or link to this item:
https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/792
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | ThS. Nguyễn Thu Hằng | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Thị Lan Nhi | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Thị Kim Oanh | - |
dc.contributor.author | Lê Thị Tài Thương | - |
dc.date.accessioned | 2024-11-09T10:40:43Z | - |
dc.date.available | 2024-11-09T10:40:43Z | - |
dc.date.issued | 2018 | - |
dc.identifier.uri | https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/792 | - |
dc.description.abstract | , Thương hiệu là một thuật ngữ rất phổ biến đối với doanh nghiệp nhưng đối với ngành giáo dục nó còn khá mới mẻ. Với sự đa dạng về hình thức đào tạo, các tổ chức giáo dục đã cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, dáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, nếu so sánh trên phạm vi quốc tế, uy tín và thương hiệu của các truờng đại học và cao đẳng Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt so với các quốc gia khác. Những thương hiệu nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất như Đại học Harvard của Mỹ, Đại học Cambridge của Anh, Đại học Tokyo, Đại học Osaka của Nhật Bản,…Những trường này có tầm ảnh hưởng rất lớn và đã trở thành thương hiệu quốc tế, được nhiều tổ chức giáo dục và kinh tế ở khắp nơi đánh giá rất cao. Không những vậy, đối với môi trường trong nước, các tổ chức giáo dục khác nhau cũng phải cạnh tranh rất gây gắt để có thể thu hút được nhiều nhân tài tìm đến. Những trường đại học làm nên tên tuổi như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội,…. Việc xây dựng thương hiệu cho một truờng đại học sẽ giúp khẳng định chất luợng đào tạo, nâng cao vị thế và hình ảnh của truờng, giúp truờng có thể thu hút duợc nhiều học viên có chất luợng cao và hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm khi ra truờng. Sự cạnh tranh về thương hiệu trong ngành giáo dục được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, nguồn nhân lực đầu ra, chính sách thu hút người học,…Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gây gắt, đòi hỏi các trường Đại học phải có chính sách, chiến lược thích hợp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của trường. Để làm được điều đó các trường Đại học phải không ngừng phấn đấu để cải thiện chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên, giảng viên. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo các trường đại học phải có nhận thức đúng đắng về hình ảnh thương hiệu của nhà trường để từ đó có thể phát triển thương hiệu theo đúng cách và khẳng định được hình ảnh cũng như vị thế của nhà trường trong công chúng. Trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Đà Nẵng được thành lập năm 2002 hiện là một trong 7 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Qua hơn 16 năm hoạt động, nhà trường đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trước tình hình chung của xã hội hiện nay, trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đã Nẵng đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau, không những các trường đại học-cao đẵng khác mà ngay các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Vì thế, nghiên cứu này nhằm xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến phương thức xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu để từ đó đề xuất những phương thức mới trong xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của Trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để nhà trường có thể tìm ra những hạn chế và và từ đó góp một phần vào sự phát triển của nhà trường. | - |
dc.language.iso | vi | - |
dc.publisher | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng | - |
dc.subject | phương thức xây dựng trường đại học ngoại ngữ | - |
dc.subject | phát triển hình ảnh thương hiệu trường đại học ngoại ngữ | - |
dc.subject | đào tạo giáo dục | - |
dc.title | Nghiên Cứu Những Phương Thức Xây Dựng Và Phát Triển Hình Ảnh Thương Hiệu Của Trường Đại Học Ngoại Ngữ- Đại Học Đà Nẵng | - |
dc.title.alternative | SVNCKH2018-102 | - |
dc.type | sinhviennckh | - |
Appears in Collections: | NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN |
Files in This Item:
There are no files associated with this item.
Due to copyright, some materials are displayed in bibliographic records or for archives only. Using materials in the Digital Library must comply with the Intellectual Property Law.