Please use this identifier to cite or link to this item:
https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1023
Title: | Nghiên Cứu Đặc Điểm Ngữ Dụng Của Đại Từ Nhân Xưng Trong Thư Tín Thương Mại Tiếng Anh Và Tiếng Việt |
Other Titles: | SVNCKH2021-133 |
Authors: | Lê ThỊ Thơm |
Keywords: | Đại từ nhân xưng thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng |
Abstract: | Trong mỗi giai tầng xã hội, mỗi cuộc sống, mỗi con người, mỗi lứa tuổi, và cả mỗi lĩnh vực công việc đều có cách dùng từ ngữ xưng hô hàm chứa trong ngôn ngữ dân tộc đó. Xưng hô là hoạt động được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô bộc lộ thái độ, tình cảm, mức độ thân thiết giữa những người đối thoại nhất định với nhau. Đã có nhiều sự bất cập xảy ra trong giao tiếp là do người tham gia vào hoạt động ngôn ngữ đó nhưng chưa biết sử dụng đúng từ ngữ xưng hô, cụ thể là đại từ nhận xưng. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, việc sử dụng một cách đúng đắn các đại từ nhận xưng sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác giao dịch thương mại của mình. Những sinh viên học tiếng Anh nói chung, những sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại nói riêng đã và đang gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng đúng từ ngữ xưng hô trong việc viết thư từ thương mại. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra đặc điểm ngữ dụng của đại từ nhân xưng trong thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt, so sánh chúng để đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đại từ nhân xưng của hai ngôn ngữ nhằm giúp sinh viên ngôn ngữ nói chung và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại nói riêng đạt được hiệu quả trong việc thực hiện các công việc liên quan. |
URI: | https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1023 |
Appears in Collections: | NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN |
Files in This Item:
There are no files associated with this item.
Due to copyright, some materials are displayed in bibliographic records or for archives only. Using materials in the Digital Library must comply with the Intellectual Property Law.