DSpace

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1156
Nhan đề: Nghiên Cứu Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Tính Gián Tiếp Trong Thư Tín Thương Mại Tiếng Anh
Nhan đề khác: SVNCKH2023-020
Từ khoá: ngôn ngữ gián tiếp
TTTMTA
lý thuyết lịch sự
lý thuyết hành vi ngôn ngữ
nguyên tắc hợp tác
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Là một phương tiện không thể thiếu trong lĩnh vực thương mại, thư tín thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, liên lạc với các đối tác và khách hàng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi và dễ dàng, cụ thể là những lúc doanh nhân cần phải viết những bức thư thông báo tin xấu, thư xin lỗi hoặc thư yêu cầu. Và một điều hiển nhiên là không một ai muốn nhận được tin xấu từ người khác; do đó, việc sử dụng ngôn ngữ gián tiếp để viết một lá thư sao cho lịch sự mà vẫn đạt được hiệu quả giao tiếp là một điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, thư tín thương mại tiếng Anh (viết tắt là TTTMTA) nên tuân thủ nguyên tắc 7Cs, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở mức độ nào đó, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ gián tiếp để làm cho bức thư trở nên lịch sự và thuyết phục được người nhận. Chính vì vậy việc phân tích ngôn ngữ gián tiếp trong TTTMTA từ góc độ ngữ dụng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đề tài minh hoạ cách sử dụng ngôn ngữ gián tiếp trong TTTMTA một cách đúng đắn và cụ thể, thông qua việc phân tích lượng thư phong phú và đa dạng. 75 mẫu thư được thu thập từ các doanh nghiệp có giao dịch nước ngoài và từ sách thư tín tiếng Anh, sau đó được hệ thống hoá và phân tích cụ thể. Bài báo sử dụng phương pháp định lượng và định tính nhằm phân tích các đặc điểm về chiến lược lịch sự, phong cách hành vi ngôn ngữ và nguyên tắc hợp tác của ngôn ngữ gián tiếp trong các loại TTTMTA. Nghiên cứu định lượng nhằm thống kê các loại TTTMTA được sử dụng và chỉ ra được sự khác biệt trong mục đích sử dụng ngôn ngữ gián tiếp của nó, trong khi nghiên cứu định tính sẽ đưa ra các chiến lược để áp dụng phân tích và giải thích cho các sự khác nhau trong việc áp dụng ngôn ngữ gián tiếp. Từ đó cho thấy được việc sử dụng ngôn ngữ gián tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp kinh doanh. Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý để nghiên cứu thêm về ngôn ngữ gián tiếp.
Định danh: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1156
Bộ sưu tập: NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Ngôn ngữ - Nguyễn Thị Hồng Hạnh - 19CNATMCLC04.pdf
  Giới hạn truy cập
968.17 kBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Vì lý do bản quyền, một số tư liệu chỉ có biểu ghi thư mục, hoặc chỉ mang tính chất lưu trữ. Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ