DSpace

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1200
Nhan đề: Biểu Hiện Của Chủ Nghĩa Gia Đình Mới Tại Trung Quốc Trong Hai Thập Niên Đầu Của Thế Kỷ 21
Nhan đề khác: SVNCKH2023-053
Từ khoá: Chủ nghĩa Gia đình mới
Trung Quốc
hai thập niên đầu thế kỷ 21
gia đình
xã hội
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Hai thập niên đầu thế kỷ 21 là thời gian Chủ nghĩa Gia đình mới có sự phát triển trong nhiều khía cạnh của đời sống gia đình và xã hội tại Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua xu hướng tăng cường đầu tư cho tương lai của con cái; sự duy trì mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái; sự gia tăng lối sống vật chật; và những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích gia đình. Qua những biểu hiện này, có thể thấy Chủ nghĩa Gia đình mới đã có những tác động đa chiều đối với xã hội Trung Quốc. Một mặt, Chủ nghĩa Gia đình mới góp phần tạo động lực cho quá trình phát triển đất nước và duy trì sợi dây gắn kết trong gia đình. Mặt khác, nó cũng gây ra nạn bè phái, tham nhũng, và làm gia tăng áp lực lên thế hệ trẻ, đây là thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Hiện nay, Chủ nghĩa Gia đình mới tại Trung Quốc đang gặp phải những trở lực không hề nhỏ khi sự phát triển của công nghệ thông tin và lối sồng hiện đại làm con người ngày càng sống xa nhau hơn. Mặc dù vậy, những chính sách nhằm duy trì và phát triển gia đình Trung Quốc của chính quyền Tập Cận Bình trong những năm gần đây cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để Chủ nghĩa Gia đình mới tiếp tục tồn tại tại quốc gia này.
Định danh: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1200
Bộ sưu tập: NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Văn hóa xã hội - Võ Diệu Thảo - 19CNDPH02.pdf
  Giới hạn truy cập
1.13 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Vì lý do bản quyền, một số tư liệu chỉ có biểu ghi thư mục, hoặc chỉ mang tính chất lưu trữ. Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ