DSpace

Please use this identifier to cite or link to this item: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1525
Title: Đối chiếu ngôn ngữ của “gen z” trong lời giao tiếp thân mật trong tiếng việt và tiếng anh
Other Titles: LVTHSI2024-8220241-10
Authors: TS. Trần Quang Hải
Trần Trung Nguyên
Keywords: ngôn ngữ học đối chiếu
ngôn ngữ Gen Z
ngôn ngữ riêng
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Abstract: Luận văn “Đối chiếu ngôn ngữ của Gen Z trong lời giao tiếp thân mật trong tiếng Việt và tiếng Anh” tập trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ riêng của giới thế hệ Gen Z – thế hệ được sinh ra từ năm 1997 đến 2012. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số điểm tương đồng và dị biệt trong việc sử dụng các đơn vị từ vựng riêng của Gen Z. Luận văn này tập trung nghiên cứu và đối chiếu ngôn ngữ của thế hệ “Gen Z” trong các tình huống giao tiếp thân mật bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bằng cách phân tích các cấu trúc câu, từ vựng và phong cách giao tiếp đặc trưng, luận văn khám phá cách mà ngôn ngữ của Gen Z thể hiện sự độc đáo và khác biệt so với các thế hệ trước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét những yếu tố văn hóa, xã hội và công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ trong cộng đồng Gen Z. Luận văn được thực hiện dựa trên sự kết hợp của cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được áp dụng là mô tả và phân tích dữ liệu để tìm ra nét đặc trưng về cách hình thành và ý nghĩa của ngôn ngữ được Gen Z sử dụng trong giao tiếp thân mật. Ngoài ra, cách tiếp cận định lượng sẽ thiết lập các bảng biểu dựa vào số liệu thu thập được thông qua phương pháp thống kê, phân loại để minh họa cho kết quả: tần suất xuất hiện của các ngôn từ và các phạm trù chứa đựng những ngôn từ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có sự khác biệt về văn hóa và nhiều khía cạnh thuộc phạm trù ngôn ngữ, Gen Z ở cả tiếng Việt và tiếng Anh đều thích sử dụng các từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, tiết kiệm thời gian trong quá trình tuyền đạt nhưng vẫn đem lại hiệu quả tuyệt đối. Sự ảnh hưởng và lan truyền mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp Gen Z thoả sức giao lưu văn hoá giữa các khu vực, và thoả sức sáng tạo ngôn ngữ riêng cho mình. Nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về ngôn ngữ của Gen Z mà còn cung cấp các gợi ý cho việc giảng dạy ngôn ngữ và giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
URI: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1525
Appears in Collections:Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUAN VAN - Tran Trung Nguyen - K44.SSDC - 29-9-2024..pdf
  Restricted Access
8.14 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Due to copyright, some materials are displayed in bibliographic records or for archives only. Using materials in the Digital Library must comply with the Intellectual Property Law.