DSpace

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1579
Nhan đề: Đối chiếu phương thức phong cách song đôi (parallel) và phản đề (antithesis) trong “số đỏ” của vũ trọng phụng và tương đương trong bản dịch “dumb luck” của peter zinoman
Nhan đề khác: LVTHSI2024-8220241-09
Tác giả: PGS.TS. Phan Văn Hòa
Thủy Thị Thu Thảo
Từ khoá: Sóng đôi
Phản đề,
Lý thuyết dịch
Ngữ nghĩa
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu “Đối chiếu phương thức phong cách song đôi (Parallel) và phản đề (Antithesis) trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng và tương đương trong bản dịch “Dumb Luck” của Peter Zinoman” mang đến những phân tích chi tiết về cách hai phương tiện phong cách này được thể hiện trong ngôn ngữ gốc và bản dịch. Kết quả nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ các bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa của phương tiện phong cách sóng đôi và phản đề. Trong phần phân tích về bình diện cấu trúc, nghiên cứu chỉ ra rằng phương tiện phong cách sóng đôi trong “Số Đỏ” được thể hiện qua việc sử dụng từ láy để tạo ra nhịp điệu và âm hưởng đặc trưng trong câu văn, giúp tăng cường hiệu ứng miêu tả và biểu cảm. Các câu dài, nhiều âm tiết cũng được sử dụng để tạo nên một dòng chảy liên tục của suy nghĩ và hành động, phản ánh sự phức tạp của tình huống và nhân vật. Bên cạnh đó, cấu trúc lặp và liệt kê miêu tả giúp nhấn mạnh các chi tiết và tạo ra sự rõ ràng trong việc truyền tải thông điệp. Trong khi đó, về phương tiện phong cách phản đề, tác giả Vũ Trọng Phụng sử dụng các cặp hình ảnh tương phản để nhấn mạnh sự đối lập và mâu thuẫn trong tình huống và nhân vật. Những cấu trúc này không chỉ tạo ra sự căng thẳng và hấp dẫn; mà suy nghĩ xa hơn, theo ý định của văn, còn phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn xã hội và cá nhân trong tác phẩm. Khi phân tích bản dịch “Dumb Luck” của Peter Zinoman, nghiên cứu phát hiện rằng các phương tiện phong cách sóng đôi và phản đề được duy trì một cách tương đối liên tục trong bản dịch, mặc dù có những sự khác biệt nhất định do đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa. Các cấu trúc lặp được dịch sang tiếng Anh với những điều chỉnh phù hợp để giữ nguyên tinh thần của tác phẩm gốc, nhưng đôi khi sự phong phú và đa dạng của ngữ nghĩa trong tiếng Việt không thể được chuyển tải đầy đủ sang tiếng Anh. Cuối cùng, những kết quả nghiên cứu so sánh các đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa giữa bản gốc và bản dịch dẫn đến nhận định rằng: mặc dù có những khác biệt không thể tránh khỏi, Peter Zinoman đã thành công trong việc tái hiện một cách chân thực và sống động phong cách của Vũ Trọng Phụng trong bản dịch tiếng Anh, iv đặc biệt qua cách sử dụng phương tiện phong cách để dịch những hiện tượng này trong bản gốc của Vũ Trọng Phụng.
Định danh: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1579
Bộ sưu tập: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
1. luận văn thạc sĩ - Thủy Tị Thu Thảo.pdf
  Giới hạn truy cập
3.92 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Vì lý do bản quyền, một số tư liệu chỉ có biểu ghi thư mục, hoặc chỉ mang tính chất lưu trữ. Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ