DSpace

Please use this identifier to cite or link to this item: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1063
Title: NGHIÊN CỨU NHỮNG LỖI DỊCH THUẬT TRONG BẢN DỊCH "CẢM ƠN TẤT CẢ" CỦA DỊCH GIẢ DƯƠNG THANH HOÀI DỊCH TỪ TÁC PHẨM "모두 깜언" CỦA TÁC GIẢ 김중미
Authors: Nguyễn, Ngọc Tuyền
Nguyễn, Trần Thảo Nhi
Keywords: LỖI DỊCH THUẬT TRONG BẢN DỊCH "CẢM ƠN TẤT CẢ"
DƯƠNG THANH HOÀI
"모두 깜언"
김중미
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Abstract: Trước sự tác động của làn sóng toàn cầu hóa, ngoài giao lưu kinh tế, chính trị thì giao lưu văn hóa, xã hội, ngôn ngữ giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới cũng là một việc thiết yếu. Giao lưu văn hóa là sợi dây nối kết các nền văn hóa trên thế giới, hướng tới sự phát triển bền vững mối quan hệ gắn bó giữa các quốc gia, dân tộc. Trong giao lưu văn hóa toàn cầu, Giao lưu văn học đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền văn hoá lại gần nhau. Văn học phản ánh hiện thực, phản ánh con người trên mọi phương diện của cuộc sống; văn học còn là chiếc gương phản chiếu đời sống văn hóa, tình cảm, tư duy và những diễn biến nội tâm của con người. Vì vậy, khi đọc một tác phẩm được dịch từ một ngôn ngữ khác, đến từ một vùng văn hóa khác, độc giả của vùng văn hóa đích có thể tìm hiểu được bối cảnh xã hội, đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như những lối tư duy, suy nghĩ mới lạ, khác biệt của con người ở vùng văn hóa nguồn. Thông qua các tác phẩm dịch thuật văn học, chúng ta có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của bản thân về các nền văn hóa đa sắc, đa dạng trên thế giới. Từ đây, vai trò của dịch thuật văn học ngày càng trở nên quan trọng bởi nó được xem như là chiếc cầu nối giữa các nền văn học trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chiếc cầu này luôn không phải là một điều dễ dàng. Vị thế của dịch thuật ngày càng được coi trọng, vị thế của dịch giả theo đó cũng được đề cao hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu đối với dịch giả ngày càng nhiều hơn, khắt khe hơn và mang tính hệ thống hơn. Dịch giả không chỉ đơn giản sử dụng kiến thức ngôn ngữ để dịch nguyên từng chữ từ văn bản nguồn, mà còn phải vận dụng những kiến thức ngoài ngôn ngữ để có thể kết nối tác giả và văn bản nguồn với độc giả của văn bản đích. Dịch giả phải đảm bảo truyền tải được ý đồ của tác giả, đảm bảo độc giả ở vùng văn hóa đích cũng nhận ra được thông điệp và giá trị thẩm mỹ mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm. Vì vậy, quá trình dịch thuật bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài ngôn ngữ. Tuy nhiên, không phải dịch giả nào cũng có thể cho ra một bản dịch chất lượng và đáp ứng tất cả những yêu cầu nêu trên. Bởi lẽ, việc giúp cho người thuộc vùng văn hóa đích có thể tiếp cận nội dung của văn bản nguồn – vốn được viết bằng một ngôn ngữ mà họ không hiểu chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Hơn nữa, tùy vào những điều kiện khách quan khác nhau mà khả năng phán đoán và nhận biết các lỗi dịch thuật của người đọc là khác nhau. Một bản dịch không tốt, có nhiều lỗi dịch thuật có thể khiến người đọc hiểu sai nội dung mà văn bản nguồn muốn truyền tải. Điều này đặt ra một vấn đề đó là phải có những phương pháp cụ thể để đánh giá chất lượng một văn bản dịch. Giao lưu văn học là một phần quan trọng trong giao lưu văn hoá giữa các đất nước, các khu vực với nhau. Việt Nam – Hàn Quốc cũng vậy, lĩnh vực giao lưu văn học cũng được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Vì vậy, rất nhiều tác phẩm văn học Hàn Quốc đã được dịch, giới thiệu và nhận được sự ủng hộ tích cực đến từ các độc giả Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về việc đánh giá các văn bản dịch thuật văn học Hàn – Việt. Xuất phát từ những lý do này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu những lỗi dịch thuật trong bản dịch "Cảm ơn tất cả" của dịch giả Dương Thanh Hoài dịch từ tác phẩm "모두 깜언" của tác giả 김중미”.
URI: https://data.ufl.udn.vn/handle/UFL/1063
Appears in Collections:NCKH CỦA HỌC VIÊN/SINH VIÊN

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Dịch thuật - Nguyễn Trần Thảo Nhi - 20CNH02.docx
  Restricted Access
564.46 kBMicrosoft Word XMLbook.png
 Sign in to read


Due to copyright, some materials are displayed in bibliographic records or for archives only. Using materials in the Digital Library must comply with the Intellectual Property Law.